KHU VƯỜN MÙA HẠ
Nếu muốn tìm một bài cảm nhận chi tiết, hoặc những lời văn
bay bỗng thì tôi đảm bảo với bạn bài viết của tôi sẽ không đạt yêu cầu đâu nhé.
Ngày hôm nay, tôi viết đôi dòng về cuốn sách này trước khi mọi cảm xúc tan biến
theo cơn mưa sắp đến. Phải tranh thủ chứ nhỉ?
Lời đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới bà chị già yêu dấu
đã cho tôi mượn cuốn sách này. Ấn tượng đầu tiên khi cầm cuốn sách trên tay đó
là: “Chị có lầm không vậy, sao lại cho em mượn sách của thiếu nhi?”. Cơ mà thú
thật là trước giờ tôi vẫn thích đọc sách giành cho thiếu nhi hơn, tâm hồn còn
trẻ con chán nhỉ? Thôi không đùa nữa, vào vấn đề chính nè.
Đầu tiên, ấn tượng đối với tôi đó chính là cách trình bày
bìa sách. Bạn có tin không, mãi sau khi đọc xong hết cả cuốn sách rồi tôi mới
nhận ra rằng bìa sách hoàn toàn RẤT hợp với nội dung bên trong. Màu chủ đạo là
xanh lá, điểm thêm những đốm màu vàng chanh bên trên. Tạo cảm giác như đang
đứng giữa những hàng cây xanh rợp bóng mát hòa lẫn cùng ánh mặt trời ấm áp và
cũng không kém phần chói chang của mùa hè.
Nội dung truyện đơn giản, tôi xin mạn phép trích dẫn lời
giới thiệu trên Tiki như sau:
“Câu chuyện, theo đúng như tựa đề,
Khu Vườn Mùa Hạ, bắt đầu vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ, xoay quanh tình bạn
kì lạ giữa bộ ba học trò và cụ già cuối phố. Wakabe, sống chung với mẹ trong
chung cư và luôn khao khát một người bố, là một cậu bé khá kích động và hơi kì
dị. Yamashita mập mạp nhưng tốt bụng, hiền lành, là con của một ông chủ tiệm cá
và luôn mong muốn lớn lên như cha mình - trở thành một người chủ tiệm cá, dù mẹ
cậu chẳng mấy ủng hộ. Nhân vật tôi, Kiyama, lại sống trong một gia đình khá
phức tạp, bố cậu cứ mãi đi làm và mẹ cậu bé thì suốt ngày chìm ngập trong thuốc
lá, rượu chè nhằm trốn tránh thực tại. Và một ông cụ không tên, gầy đét, đầu
hói, thường mặc áo sơ mi màu nâu, đeo thắt lưng to để có thể mặc được cái quần
rộng lùng thùng màu xám tro, đi giày thể thao giống học sinh tiểu học. Cụ sống
tách biệt với mọi người, chẳng nói chuyện với ai và dường như cũng chẳng ai
buồn nói chuyện với cụ.”
Câu truyện bắt đầu bằng sự tò mò của ba đứa
nhóc về “cái chết”, và rồi từ lúc nào chúng lại có ý định theo dõi ông cụ để
xem khi chết ông ấy sẽ như thế nào? Liệu có ai bên cạnh nghe lời trăn trối ấy
không? Cứ như thế dần dần giữa họ lại xuất hiện một mối liên hệ mà có lẽ chúng
ta sẽ không bao giờ có thể hình dung được. Trong cuộc sống, có những mối quan
hệ chúng ta tin chắc rằng sẽ không thể nào xảy ra được. Chẳng hạn như việc một
ông cụ già, đầu hói lại có thể quen biết và nói chuyện với ba đứa nhóc lớp sáu
luôn rình rập theo dõi mình. Có thể tin được không? Vậy mà họ lại trở thành bạn
của nhau từ lúc nào, cùng quan tâm, chia sẽ, giúp đỡ nhau. Ba đứa nhóc giúp ông
cụ những việc như làm vườn, sửa lại nhà,… Ông cụ giúp mấy nhóc về Hán tự, cách
gọt lê,… Thật sự mà nói, nội dung truyện giản đơn, lời văn nhẹ nhàng, không
cường điều cũng chẳng quá phức tạp. Nhưng những thông điệp truyền tải đến lại
mang những ý nghĩa sâu sắc, đáng để suy ngẫm.
Điều tôi thấy được ở những nhân
vật mà tác giả tạo nên, bạn biết đó, những nhân vật ấy thật sự không đào sâu về
nội tâm lắm đâu.
Nói về nhóc Wakabe, đứa trẻ bị
cận, có tật xấu hay run đùi và thường xuyên kể về bố của mình với những nghề
nghiệp khác nhau. Ban đầu tôi cứ nghĩ thằng bé vì thiếu bố nên mới luôn đưa ra
những lời nói đầy ảo tưởng như vậy. Nhưng rồi khi gặp ông cụ, có lúc thằng bé
nói thật, rằng bố nó không phải mất mà chỉ đơn giản rằng ông ta có một gia đình
mới và những đứa con khác, vậy thôi. Rồi đến một lúc, thằng bé đột nhiên nói
rất nhanh: “Nhà A có một quả táo. Nhà B có hai quả táo. Gộp lại được mấy quả?
Câu trả lời chỉ có thể là ba thôi. Nhưng vẫn có thể chia sẽ được. Đó là điều
cháu không hiểu. Bố cháu không thể chia làm hai giống quả táo kia, và nhà cháu
không có bố. Còn ông chỉ có một mình. Mà ông không thể trở thành bố cháu được.
Ông cũng không phải là táo. Nhưng chắc chắn ở một nơi nào đáo phải có cách xếp
đặt tốt hơn cho mọi người, cháu muốn tìm ra sự xếp đặt đó. Trái đất có bầu khí
quyển, chim có cánh, gió thổi, chim bay lên trời được, con người đã tìm ra sự
xếp đặt lớn rồi đấy thôi. Thế nên máy bay mới bay được rồi còn gì. Đã có máy
bay bay nhanh hơn cả âm thanh rồi mà tại sao nhà cháu vẫn không có bố? Tại sao
ngày Chủ nhật mẹ cháu lại ở trong siêu thị với khuôn mặt kinh hoàng như vậy?
Tại sao cháu cứ bị nói rằng đến một lúc nào đó cháu phải khiến cho bố cháu hối
hận?” Vâng, tôi thoáng chạnh lòng. Những ví dụ rất trẻ con, những điều thoáng
đọc qua cũng thật khó hiểu. Nhưng đến cuối cùng thì thật sự thằng bé cũng có
nổi buồn của nó đấy chứ. Chỉ là tác giả không đào sâu vô thôi, ừ thì trẻ con
làm sao có thể cảm nhận được những điều quá sâu sắc như vậy. Dù thế không có
nghĩa là chúng không hiểu đâu đấy nhé. Phải ngẫm lại tôi mới cảm nhận được, có
lẽ thằng bé thật sự cảm thấy buồn khi không có bố. Phải chăng vì điều đó nên
Wakabe mới vẽ nên nhiều ngành nghề khác nhau cho người bố của mình? Dù chỉ là
trong tưởng tượng mà thôi.
Thằng nhóc Yamashita đáng
yêu của tôi. Có lẽ tôi luôn có cảm tình với mấy nhóc mập mạp cũng nên. Thằng bé
cho tôi ấn tượng về một đứa trẻ có phần tự ti về vóc dáng của mình. Thế nhưng
khi nó nói muốn trở thành một ông chủ cửa hàng bán cá như bố của nó. Rồi
cả việc nó mài dao rất thành thục khiến
cho hai nhóc tì kia phải phục sát đất. Tôi chợt cảm thấy thằng nhóc như đang
tỏa sáng. Cả việc thằng bé ghi nhớ lời nói của bố về việc dùng dao: “Nhưng nếu
sợ mà không dám động vào nữa thì chẳng bao giờ dùng dao được” và “…Từ đó cháu
hiểu ra là dao có thể hại người mà cũng có thể tạo ra món ăn ngon giúp ta khỏe
mạnh, tùy theo cách sử dụng nó.” Bạn thấy đó, những điều tưởng chừng như rất
đơn giản nhưng cũng có thể làm cho ta phải suy nghĩ. Một việc nào đó cũng có
hai mặt của một vấn đề, quan trọng là bạn đang nhìn sự việc đó theo hướng nào.
Còn cậu bé Kiyama – nhân vật tôi
trong truyện. Đó là một thằng nhóc lớp sáu, có một gia đình phức tạp ấy nhỉ?
Nhưng tác giả có kể một mạch cho chúng ta biết đâu. Phải mất một lúc tôi mới
hiểu được rằng, cha thằng bé luôn mãi mê với công việc, còn mẹ lại chìm đắm
trong khói thuốc lá và rượu. Nhưng từ đầu đến cuối tôi không nhận thấy một chút
gì gọi là cảm giác đau thương với một gia đình như thế từ thằng bé. Tôi chỉ cảm
thấy được những suy nghĩ nhiều lúc rất ngu ngơ nhưng ngẫm ra lại thấy những
điều sâu sắc ẩn chứa trong đó. Kiyama suy nghĩ về cái chết, về cách nó đếm nhịp
thở mỗi khi ngủ,… Phải nói rằng có những suy nghĩ rất trẻ con ấy chứ. Trong
truyện có lúc thằng bé nhặt rác trong sân rồi vu vơ với những suy nghĩ về sự
“biến đổi tốt” và “biến đổi xấu” của thức ăn. Lại một lần nữa tôi phải suy
nghĩ, có lẽ bản thân mỗi người trong chúng ta ai cũng sẽ có lúc thay đổi. Điều
đó là đương nhiên rồi nhỉ? Bạn phải biến đổi không ngừng để hoàn thiện bản thân
mình hơn, hoặc tốt hơn hoặc tệ đi. Vậy bạn sẽ chọn cách thay đổi nào cho mình?
Trở thành một món ăn ngon với mùi thơm lôi cuốn hoặc biến thành mùi ôi thiu của
thức ăn quá bữa? Bạn chọn như thế nào? Tùy ở bạn thôi.
Trong suốt quá trình tìm hiểu nhân vật Kiyama này, chi tiết thằng bé tự tay gọt những quả lê ngọt lịm cho mẹ của nhóc ăn. Không hiểu sao làm tôi suýt bật khóc. Không quá cường điệu, không có chút gì gọi là tô vẽ cho tính cánh nhân vật trong đây cả. Ừ thì mẹ thằng bé có thói quen vùi mình trong khói thuốc và rượu như để trốn khỏi thực tại. Nếu là một đứa con chắc chắn sẽ rất buốn mà, đúng không? Ở đây Kiyama chẳng có chút gì gọi là dùng từ ngữ để khuyên giải người mẹ của mình, cũng không có cảnh khóc lóc ỷ ôi gì cả. Chỉ đơn giản là gọt lê thôi, và khi nhìn mẹ ăn một cách ngon lành, thằng bé bật khóc. Có lẽ đó là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc giản đơn, vì cuối cùng Kiyama cũng đã làm được một việc có ý nghĩa, ít ra hôm đó mẹ thằng bé không uống thêm một giọt rượu nào nữa. Đến đây, tôi chợt nhận ra rằng, bản thân mình đang tìm kiếm hạnh phúc ở nơi nào xa xôi quá chăng? Có cần thiết phải làm rất nhiều chuyện “kinh thiên động địa” để thể hiện rằng con yêu mẹ nhiều lắm không? Tôi nhận ra, hạnh phúc nhiều khi rất đơn giản, có thể góp nhặt được từ những điều nhỏ nhoi nhất trong cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như tôi vừa rót cho mẹ mình một ly nước ấy.
Trong suốt quá trình tìm hiểu nhân vật Kiyama này, chi tiết thằng bé tự tay gọt những quả lê ngọt lịm cho mẹ của nhóc ăn. Không hiểu sao làm tôi suýt bật khóc. Không quá cường điệu, không có chút gì gọi là tô vẽ cho tính cánh nhân vật trong đây cả. Ừ thì mẹ thằng bé có thói quen vùi mình trong khói thuốc và rượu như để trốn khỏi thực tại. Nếu là một đứa con chắc chắn sẽ rất buốn mà, đúng không? Ở đây Kiyama chẳng có chút gì gọi là dùng từ ngữ để khuyên giải người mẹ của mình, cũng không có cảnh khóc lóc ỷ ôi gì cả. Chỉ đơn giản là gọt lê thôi, và khi nhìn mẹ ăn một cách ngon lành, thằng bé bật khóc. Có lẽ đó là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc giản đơn, vì cuối cùng Kiyama cũng đã làm được một việc có ý nghĩa, ít ra hôm đó mẹ thằng bé không uống thêm một giọt rượu nào nữa. Đến đây, tôi chợt nhận ra rằng, bản thân mình đang tìm kiếm hạnh phúc ở nơi nào xa xôi quá chăng? Có cần thiết phải làm rất nhiều chuyện “kinh thiên động địa” để thể hiện rằng con yêu mẹ nhiều lắm không? Tôi nhận ra, hạnh phúc nhiều khi rất đơn giản, có thể góp nhặt được từ những điều nhỏ nhoi nhất trong cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như tôi vừa rót cho mẹ mình một ly nước ấy.
Ba đứa nhóc với ba tính cách hoàn
toàn không có chút nào là điểm chung. Ấy vậy mà khi ghép lại với nhau lại tạo
thành một bộ ba hoàn hảo. Tình bạn nhiều khi thật khó định nghĩa nhỉ? Từ ngày
gặp ông cụ, có thể khó nhận ra nhưng những nhân vật của chúng ta có những sự
biến đổi từ từ. Ông cụ ấy là người như thế nào nhỉ? Theo tôi tác giả đã tạo nên
một nhân vật rất tuyệt. Suốt cả câu truyện, chúng ta nhận ra một điều rằng ông
chẳng hề có lấy một cái tên. Sự xuất hiện của ông tựa như làn pháo hoa rực rỡ
trên bầu trời đêm, dù ngắn ngủi nhưng vẫn đầy sức thuyết phục. Gieo vào lòng
chúng ta sự sống, niềm tin và hi vọng. Ban đầu bạn cảm thấy ở nhân vật này như
thế nào? Một ông cụ già gần đất xa trời, cách sống lặng lẽ, chuyên ăn cơm
hợp, quần áo nhàu nát, …Và rồi sự gặp gỡ của những con người đó, già và trẻ, sự
từng trải trong đời và khao khát tìm hiểu về cuộc sống. Ở ông cụ dần có sự thay
đổi. Từ lúc nào mà bốn người đó trở thành bạn của nhau, chia sẽ những khoảnh khắc
tốt đẹp về cuộc sống. Những nét nhăn trên gương mặt, sự tàn phai theo thời gian
trên cơ thể chính là những tích lũy về kinh nghiệm sống. Đã có lúc ông kể về
chiến tranh, ông nói về những điều mình đã trãi qua. Cái cách ông nói về chiếc
tranh, những lời thoại thật sự rất nhẹ nhàng, cứ như đang nói về một thời nào
đó xa lắm rồi và ông không phải là nhân vật trong đó. Nhưng chúng ta vẫn có thể
nhận ra nỗi đau đọng lại, để rồi như muốn che đi cảm xúc thật của
mình, ông nói: “chiến tranh mà”. Bạn có nhận ra không? Nếu như ông ấy có thể hờ
hững về việc đã từng giết người phụ nữ mang thai thì chắc ông ấy sẽ đang sống
hạnh phúc với người vợ của mình mất rồi. Nhưng ông đã không chọn như vậy, ông
không cho phép bản thân mình sung sướng khi chính tay tước đoạt đi sự sống của
người khác. Ở chi tiết này, tôi có cảm giác như mình đang hiểu được một chút gì
đó về những người lính Nhật năm xưa. Chiến tranh đã đi qua, nhưng sâu thẳm
trong lòng ai cũng sẽ có những khoảng tối của riêng mình, vì nổi đau đó quá
lớn, không thể nào xem như chưa hề tồn tại được. Dù thế tôi vẫn thấy được ở ông
một sự vươn lên mạnh mẽ, vượt qua những tháng ngày ấy, để lại quá khứ sau lưng
và tiếp tục đặt niềm tin vào cuộc sống. Đơn giản vậy thôi.
Đọc hết cả cuốn sách, cảm xúc đọng
lại trong tôi thật sự rất khỏ diễn tả nên lời. Giọng văn của Kazumi Yumoto thật
trong trẻo, nên thơ, nội dung giản đơn nhưng lại ẩn chứa những thông điệp đáng
để suy ngẫm trong đó. Một cách suy nghĩ gì đó rất Nhật, nhìn bên ngoài có vẻ
như rất bình lặng trôi, nhưng bên trong lại chứa đựng những suy nghĩ mà bản
thân bạn phải ngẫm lại mới có thể thấy được.
Câu văn mà tôi cảm thấy tâm đắc
nhất chính là đây: "... càng nhiều tuổi,
người ta lại càng có nhiều ký ức. Và rồi, một lúc nào đó khi chủ nhân chết đi,
những ký ức sẽ hoà lẫn vào không khí, tan vào mưa, thấm vào đất, tiếp tục tồn
tại. Chúng sẽ trôi tới nhiều nơi khác, và không chừng, cũng sẽ thử len lỏi vào
tim những người khác. Thỉnh thoảng, có những nơi ta đến lần đầu nhưng chẳng
hiểu sao lại có cảm giác như rất thân quen, không chừng đó là ký ức của một
người xưa nào đó đang trêu chọc chúng ta..." Có lẽ cách suy ngẫm về cuộc
sống và cái chết là một nét đặc trưng mà chúng ta dễ bắt gặp trong văn phong
Nhật. Nhưng ở đây tác giả đã cho chúng ta thấy được cái chết không hề đáng sợ,
mà lại chứa đựng rất nhiều điều đáng quý từ chính “
P/s: Mình làm biếng check lỗi lại quá, thôi kệ đi ha, cảm xúc mà. Xin đừng ai gạch đá gì mình hết *cúi đầu*
14 nhận xét:
A, không biết ta có phải là người đầu tiên được đọc những dòng lưu bút này không, nhưng lại là người đầu tiên viết nhận xét.
Lúc đầu còn tưởng chủ blog ginny có oneshot với của Atsumina, không ngờ là những dòng cảm xúc về cuốn sách vừa đọc đấy.
Chưa đọc cuốn sách này nhưng vì cái bìa sách với gam màu thanh bình - gam màu ưa thích của ta mà đã bị cuốn vào dòng cảm xúc này lúc nào không hay.
Mở bài Sad Angel và đi vào từng câu chữ.
Đọc những lời trích và nhận xét của chủ blog mà ta đã phải nghiền ngẫm rất lâu. Qủa thật nhiều lúc có những nơi, những sự việc cảm giác như đã từng trải qua 1 lần rồi, lúc ấy tâm trạng lại hớn hở..mình có thể nhìn thấy tương lai sao? Nhưng sau câu trích ấy:
"... càng nhiều tuổi, người ta lại càng có nhiều ký ức. Và rồi, một lúc nào đó khi chủ nhân chết đi, những ký ức sẽ hoà lẫn vào không khí, tan vào mưa, thấm vào đất, tiếp tục tồn tại. Chúng sẽ trôi tới nhiều nơi khác, và không chừng, cũng sẽ thử len lỏi vào tim những người khác. Thỉnh thoảng, có những nơi ta đến lần đầu nhưng chẳng hiểu sao lại có cảm giác như rất thân quen, không chừng đó là ký ức của một người xưa nào đó đang trêu chọc chúng ta..."
Ta đã có thêm một lí giải khác ~v~
A, chưa đọc sách này mà lại đi vào nói lung tung thế này hy vọng chủ blog không cảm thấy phiền. Không hiểu sao ta lại nổi hứng vào ghi lung tung thế này, nhưng đây là lần đầu tiên ta đang nhận xét ở một blog nên.. (chẳng biết nói sao.)
P/s: Cảm xúc dồn nén của chủ blog về quyển "khu vườn mùa hạ" được post lên đây là dành cho người chị ấy đọc. Nhưng tại dạo gần đây ta theo dõi blog này trong thầm lặng nên vô tình được đăng nhận xét trước rồi. Người chị gì ấy ơi và cả chủ blog đừng bận tâm đến ta ^v*
Cảm ơn bạn Lạc Tâm đã bỏ chút thời gian đọc mấy dòng cảm xúc của mình ha.
Thật sự mình cũng không nghĩ tới là có người quan tâm tới blog của mình luôn á, thích quá đi mất :)
Comment đầu tiên trên blog là giành cho mình, nên mình sẽ trân trọng và ghi nhớ những dòng này của bạn nhé. Cảm ơn bạn nhiều lắm (^-^)
Lâu lâu k vào blog của gin-san, k ngờ hôm bữa bảo viết là đăng lên đây.
Đọc qua bài viết của gin tớ thấy chút gì đó giống như là đồng suy nghĩ về văn phong Nhật, đặc biệt là về những tác phẩm viết về thiếu nhi ấy. Haha.
Mỗi khi lên được mạng đều vào thăm blog cả đấy, thế nên lâu lâu nhớ quét bụi cho blog nha ( ̄ー ̄)
Cảm ơn vì đã chú ý đến ta.. huhu *cảm động*
*nhìn xuống* [ko phải là ta tò mò, tại diện quét của con mắt hơi bị rộng, ko phải ngụy biện, ờ mà đang ngụy biện đó :v]
Hóa ra "người chị" chính là bạn phía dưới sao! @Nga Vi thật đáng ngưỡng mộ (*^~^*)
Ghen tị a~ (_._)
Cảm ơn 2 bạn đã vô thăm blog của mình nha.
Mình sẽ cố gắng để phủi bụi blog :))
À mà bà chị của mình không phải bạn Vi Nga, bạn ấy là người luôn bắt nạt mình á *khóc *. Bà chị của mình mà đọc xong cũng sẽ không cho mình biết suy nghĩ thật đâu, vì chị ấy keo lắm ~ *khoc*
Bạn Lạc Tâm ơi. Hiểu lầm. Haha. K cần phải ghen tị đâu. Ah. Rất vui đc làm quen với cậu.
Mà tên gin kia! Ta bắt nạt ngươi khi nào hả?!
Tui cũng tính vào com mèn nhiều nhưng mà tài ăn nói có hạn nên tui cho mấy cái fic của gin mốc luôn. Haha
A~
Bạn Nga Vi..thế mà bảo là không bắt nạt =]]
À mà chủ blog cứ khóc đi, ta rất thích nhìn người khác khóc. *hắc hắc*
Không còn ghen tị nữa nên tâm hồn trong sáng hơn nhiều :)) thak Nga Vi đã vào thanh minh.
Có cảm giác Nga Vi rất quen ấy nhỉ (ta xạo đó, đừng tin :v )
Người ta có bắt nạt đâu mà, đó gọi là hỏi thăm thôi ^^. Mà bạn Lạc Tâm không thấy ở trên sao *chỉ chỉ* tớ bằng tuổi tên Gin kia mà nói tớ là bà chị già thì k thể nào chấp nhận đc. Cộng thêm 2 đứa ở xa tít mù khơi mà cho mượn sách đc cũng hơi bị phi lí. há há. mà bạn thấy quen sao? có lẽ nào ta gặp nhau rồi ý nhỉ. ^^ có lẽ là thấy 1 cái tên Vi Nga trên FB đó.
p/s: hình như 2 ta đang tán nhảm k liên quan gì đến chủ thớt. có bị gọi là spam k nhỉ. amen
Hai bạn có vẻ nói chuyện rất tâm đầu ý hợp ấy nhể *cười gian*
Thôi thì biến blog mình thành nơi làm quen cho cả hai luôn đi hen =]]~
Chủ blog có vẻ có suy nghĩ hơi kì lạ *cười gian không kém*
Đây gọi là xì pam đó Nga Vi. Xì pam cho chủ blog ghé blog thường xuyên hơn :v
Đã bảo là xạo đừng tin mà =]]
Nga Vi thật ngây thơ a XD
Ngây thơ thì... há há. hỏi Gin đi. há há
Đc chủ Blog đồng ý thì ta cứ mần tới số thôi nhỉ Lạc Tâm *nháy mắt* *cười đại gian*
coi chừng chủ blog xử cả hai đứa giờ =))
chủ blog k có dám đâu. haha. có tớ bảo kê. hôm trước có nói chuyện với chủ thớt mà nó ghen tị vì bạn k thân với nó mà quay sang thân với tớ kìa.
bảo kê =]] nghi hai đứa chết chùm quá =]]
Vầy mà cũng ghen tị sao (*^o^*) chủ blog thật là kawaii~
Cho chủ blog tiếp tục ghen tị, *bay qua thân mật với Nga Vi* - *cười gian*
Đăng nhận xét